Monday, January 7, 2013

Curiosity bắt đầu thăm dò khí quyển sao Hỏa và tự chụp ảnh mình



Hệ thống SAM trên Curiosity.

Theo thông tin từ NASA, tàu thăm dò sao Hỏa - Curiosity sắp sửa thực hiện hoạt động thăm dò bầu khí quyển hành tinh đỏ tại một khu vực có tên Rocknest (tổ đá) ở miệng núi lửa Gale, gần nơi tàu đáp xuống. Các trang thiết bị thuộc hệ thống phân tích mẫu vật (Sample Analysis at Mars - SAM) trên tàu giờ đây sẽ được sử dụng để đo đạt các nguyên tố cấu tạo khí quyển và các đồng vị của chúng nhằm mang lại cái nhìn tường tận hơn về lịch sử hình thành cũng như những cơ hội cho mầm mống của sự sống trên sao Hỏa.

Điều đáng chú ý nhất về khí quyển sao Hỏa là nó rất mỏng, mỏng hơn 100 lần so với khí quyển Trái Đất và chứa đến 95,9% khí CO2, 2% Argon (Ar), 1,9% Nitrogen (nitơ) và phần còn lại là một ít Oxy, CO và các nguyên tố khác. Khí quyển sao Hỏa không chỉ gây ngạc nhiên bởi các nguyên tố cấu tạo mà còn là các đồng vị của chúng.


Sự có mặt của một tỉ lệ khí hiếm Argon lớn cùng rất nhiều đồng vị của nó cho thấy sao Hỏa có thể sở hữu một bầu khí quyển nặng hơn so với những dự đoán trước đây. Phần lớn khí quyển với các đồng vị nhẹ hơn sẽ bị thổi bay vào không gian liên hành tinh, để lại phía sau là các đồng vị nặng của Argon và Carbon. Nếu trường hợp này xảy ra, giả thuyết về việc nước từng tồn tại trên Hỏa tinh càng được củng cố.

Một phát hiện cũng không kém phần quan trọng khác là có hay không khí methane (mê-tan) trong khí quyển sao Hỏa. Máy đo phổ laser (Tunable Laser Spectrometer - TLS) trong hệ thống SAM là công cụ phân tích khí quyển nhạy nhất từ trước đến nay từng được gởi đến sao Hỏa. Tuy nhiên, hệ thống đã gởi về những dấu hiệu cho thấy khí quyển của hành tinh đỏ chứa chưa đến vài phần tỉ methane và thậm chí không có. Nhưng kể từ khi methane trên Trái Đất có thể được tạo ra bằng các quy trình sinh học cũng như không sinh học, vẫn có khả năng sự sống đã từng hiện hữu trên hành tinh đỏ.

"Methane rõ ràng không phải là một loại khí có nhiều tại khu vực miệng núi lửa Gale. Tuy nhiên, trong sứ mạng thăm dò của Curisoty, chúng tôi cảm thấy bị thôi thúc trong việc lần mò dấu vết của methane. Sự đa dạng của khí quyển sao Hỏa vẫn che giấu nhiều điều bất ngờ đối với chúng tôi ," Chris Webster - nhà điều hành hệ thống SAM TLS trên Curiosity thuộc phòng thí nghiệm các hệ thống đẩy phản lực của NASA (JPL) cho biết.

SAM được lắp đặt vào Curiosity khi còn ở Trái Đất.

Hiện tại, hệ thống SAM trên Curiosity đang phân tích các mẫu thử không khí bằng 2 phương pháp. Phương pháp đầu tiên là dùng một máy đo phổ khối lượng để nghiên cứu về các khí có trong khí quyển và phương pháp thứ 2 là dùng máy đo phổ laser (TLS) để thăm dò CO2 và methane. Ngoài ra, Curiosity còn sử dụng một máy đo sắc phổ để phân tách và nhận biết các loại khí.

Song song với việc nghiên cứu khí quyển sao Hỏa, Curiosity còn thực hiện một tác vụ khác là tự chụp những bức ảnh chân dung với độ phân giải cao. Đây là một tác vụ đơn giản những cực kỳ quan trọng bởi thông qua những bức ảnh rõ nét, các nhà khoa học và kỹ sư tại NASA sẽ có thể đánh giá được tình trạng của Curiosity trong sứ mạng kéo dài 2 năm của nó.

Theo lịch trình, hệ thống SAM trên Curiosity sẽ tiếp tục khảo sát mẫu thử vật chất rắn đầu tiên nhằm mục đích tìm kiếm các khoáng chất liên quan đến nước và carbonate.

P/S: Tàu Curiosity tự chụp chân dung mình như thế nào, người Hỏa tinh chụp cho nó chăng? Câu trả lời là hình ảnh về bản thân tàu Curiosity thực ra là một hình ảnh ghép nối của 55 bức hình phân giải cao được chụp bởi hệ thống các ống kính ảnh hóa (Mars Hand Lens Imager - MAHLI) và đây chỉ là một trong số các camera được lắp trên cánh tay robot. Cánh tay robot giữ camera đã bị làm mờ đi trong quá trình ghép nối các bức ảnh và quá trình này cũng đóng vai trò tạo bối cảnh trong ảnh chụp.

Ảnh "tự sướng" của Curiosity:


Theo: Gizmag



Read more: http://www.digispace.vn/2012/11/curiosity-bat-au-tham-do-khi-quyen-sao.html#ixzz2H0fNaoQS

---------------------------------------------------------------------------------------

Tu van seo ha noi

No comments:

Post a Comment