Biến đổi khí hậu không chỉ khiến băng tan nhanh ở Bắc Cực mà còn khiến diện tích băng ở Nam Cực mở rộng đáng kể.
Khi
các tảng băng Bắc Cực đang biến mất dần những năm qua, thì Nam Cực,
tình trạng ngược lại xuất hiện. Trong tháng 9, diện tích băng biển Nam
Cực lên đến 19,5 triệu km2, đạt kỷ lục cao nhất từ trước đến nay, AP đưa tin. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, đây có thể là tín hiệu xấu của tình trạng biến đổi khí hậu trên trái đất do con người gây ra.
Một
số người lập luận, trái đất không bị nóng lên bởi băng vẫn tiếp tục
tăng ở Nam Cực. Tuy nhiên giới khoa học cho rằng, hiện tượng kỳ lạ đó
không phải tín hiệu tích cực.
Họ
giải thích, sự thay đổi hướng gió và xuất hiện lỗ thủng tầng ozone
khổng lồ tại Nam Cực đều liên quan đến các hoạt động của con người và là
nguyên nhân gây ra hiện tượng băng gia tăng đáng ngạc nhiên ở khu vực
này.
Thông
thường, băng biển tan chảy ở một cực sẽ tăng lên ở cực còn lại, tuy
nhiên dần dần sẽ xuất hiện xu hướng đáng lo ngại là lượng băng tan chảy ở
Bắc Cực sẽ tăng lên trong khi lượng băng hình thành thêm ở Nam Cực sẽ
ít dần. Trong hơn 30 năm qua, trung bình với mỗi km2 băng tăng thêm ở
Nam Cực lại có khoảng 2,2 km2 băng tan chảy ở Bắc Cực.
Theo
giới chuyên gia, việc băng tan chảy ở Bắc Cực có thể ảnh hưởng đến cuộc
sống của dân cư bắc bán cầu, gây nên thời tiết khắc nghiệt ở Mỹ. Mặt
khác, đặc thù thời tiết Nam Cực lại không tác động nhiều đến cuộc sống
của con người.
Các
tảng băng Bắc Cực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự nóng lên toàn cầu,
trong khi ở Nam Cực, nhân tố chính ảnh hưởng đến băng là gió. Sự thay
đổi về sức gió và hướng chuyển động của gió đang giúp diện tích băng mở
rộng dần. Nguyên nhân sự thay đổi đó gắn chặt với tình trạng nóng lên
toàn cầu, bắt nguồn từ việc con người thải các khí độc hại ra ngoài môi
trường.
Hiện
tượng biến đổi khí hậu tạo ra “bức tường gió”, tác nhân chính khiến Nam
Cực duy trì nhiệt độ thấp và tăng diện tích băng ở khu vực này, một nhà
khoa học của NASA cho hay. Nhà khoa học David Vaughan phát biểu, những
gì đang diễn ra ở Nam Cực thực sự vô cùng nguy hiểm.
Read more: http://www.digispace.vn/2012/10/dien-tich-bang-tang-ky-luc-o-nam-cuc.html#ixzz2HZMx3qKr
---------------------------------------------------------------------------------------
No comments:
Post a Comment