Tuesday, May 28, 2013

Tòa án Gia ách và Người có chửa vách niên

"Phải thành lập Tòa án (TA) Gia đình và Người chưa thành niên (NCTN) theo hướng là TA chuyên trách nằm trong hệ thống TAND theo tinh thần Cải cách tư pháp” là ý kiến thống nhất được đưa ra tại Tọa đàm tham vấn chính sách, góp ý vào Dự thảo Đề án TA gia đình và NCTN ở Việt Nam do Viện Khoa học Xét xử (TANDTC) tổ chức mới đây.

dịch vụ thành lập các tổ chức, công ty, doanh nghiệp tại hà nôi, việc chuyển đổi chia tác và thành lập lại văn phòng doanh nghiệpThành lập doanh nghiệpchúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn hoàn thành các thủ tục thành lập nhanh chóng để các doanh nghiệp yên tâm hoạt động | để tìm kiếm các hình nền dành cho điện thoại ưng ý bạn sẽ phải tham khảo rất nhiều trang hình nền và lướt qua nhiều 4rum để tìm kiếmhinh nen depvà bạn đã tìm được hinh nền nào đẹp ưng ý chưa? bạn cứ vào thử trang hinhnenso1.com xem sao nhé

Theo thống kê của bộ Tư pháp, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 14.000 - 16.000 người CTN vi phạm pháp luật. Tình hình người CTN vi phạm pháp luật nói chung và người CTN phạm tội nói riêng vẫn chiếm tỷ lệ cao với mức độ ngày một nghiêm trọng. Tuy nhiên, hiện nay ở nước TA chưa có Tòa người CTN hoặc các phòng xét xử riêng để tiến hành tố tụng đối với người CTN phạm tội. Ngoài thành viên Hội đồng xét xử, luật sư và người đại diện của bị cáo, nhìn chung môi trường Tòa án và thủ tục tố tụng tại phiên tòa đối với người CTN về cơ bản giống với người đã thành niên. trường hợp người CTN phạm tội cùng với người đã thành niên thì Tòa án sẽ mở phiên tòa chung để xét xử. Phải đứng sau vành móng ngựa trong không khí trang nghiêm của phòng xét xử, thái độ nghiêm trọng của người thẩm vấn; mặt khác, do không được tư vấn pháp lý đầy đủ trước ngày xét xử... người CTN rất căng thẳng và sợ hãi.
Xuất phát từ thực tế trên Dự thảo Đề án thành lập Tòa Gia đình và Người CTN đang được Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) xây dựng nhằm khắc phục những bất cập, tồn tại trong công tác xét xử người CTN .

 

Theo ông Nguyễn Sơn, Phó Trưởng ban Ban Chủ nhiệm Đề án cho biết, việc thành lập Tòa án Gia đình và Người CTN rất cần thiết. Bởi hiện tỷ lệ tội phạm do Người CTN thực hiện vẫn có chiều hướng gia tăng; không ít trẻ em là nạn nhân của những xung đột, mâu thuẫn của cha mẹ và những người khác trong gia đình; có không ít người CTN bị xâm hại, lạm dụng, bóc lột Phải tham gia vào quá trình tố tụng tại Tòa án. Đồng thời, Xuất phát từ những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em, người CTN cũng như đặc thù quan hệ gia đình, đã cho thấy việc xây dựng mô hình Tòa án chuyên trách với các thủ tục tố tụng đặc biệt để giải quyết có hiệu quả các vụ việc về gia đình và người chưa thành niên, giúp đỡ, trợ giúp và hạn chế những ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ em, người CTN là hết sức cần thiết. Đây cũng là vấn Đề mà TAND tối cao rất quan tâm và đã triển khai nghiên cứu, khảo sát từ nhiều năm nay.

 

Theo TANDTC, hiện đang có 2 phương án về mô hình tổ chức, thẩm quyền của tòa này. Phương án 1, Tòa gia đình và người CTN là tòa chuyên trách nằm trong hệ thống TAND. Phương án 2, Tòa gia đình và người CTN được thành lập ở cấp sơ thẩm (cấp huyện hoặc khu vực) để giải quyết theo trình tự sơ thẩm các vụ việc về gia đình và người CTN. Ở cấp tỉnh, TAND cấp cao khu vực (nếu được thành lập), TANDTC sẽ thực hiện tương tự như phương án 1.

 

Bà Lê Thị Thu Ba – Phó ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương lại cho rằng, việc xây dựng và phát triển Đề án Tòa án Gia đình và người CTN là việc làm cần thiết hiện nay. Tuy nhiên, đối với trẻ CTN phạm tội, cần hết sức hạn chế việc áp dụng biện pháp đưa vào Trung tâm giáo dưỡng, thay vào đó cần chú trọng hơn đến việc giáo dục trẻ ngay tại gia đình, cộng đồng.

 

thực tế, việc thành lập Tòa án chuyên trách giải quyết vấn Đề về người CTN nhận được sự đồng thuận của các cơ quan, bộ ngành và xã hội. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến băn khoăn và kiến nghị trong quá trình xây dựng, Ban soạn thảo cần tính đến các yếu tố quan trọng như xây dựng đội ngũ thẩm phán có trình độ; tính khả thi khi đưa Đề án áp dụng trong thực tiễn; các vấn Đề liên quan đến kinh phí, nhân sự, cơ sở vật chất… cũng cần Phải được tính toán sao cho phù hợp với Tình hình thực tiễn.

 

Dự kiến, trong năm 2012 – 2013, Đề án sẽ được trình Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp, xây dựng bộ tài liệu tập huấn về nghiệp vụ, kỹ thuật xét xử cũng như các kiến thức khác về hôn nhân, gia đình, đặc điểm tâm sinh lý của NCTN, nguyên nhân, điều kiện phạm tội, kỹ năng xét xử NCTN phạm tội; để sau năm 2013 sẽ xây dựng, trình QH các Dự án luật (sửa đổi, bổ sung) liên quan đến TA chuyên trách này.
H.Giang

 

 

 

No comments:

Post a Comment